Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

THÂN THẾ SỰ NGHIỆP CỤ NGUYỄN SINH SẮC

THÂN THẾ SỰ NGHIỆP CỤ NGUYỄN SINH SẮC
(Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Sinh
bản gốc lập năm 1927 được lưu tại bào tàng Hồ Chí Minh Hà Nội)


Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929)


   Cụ Nguyễn Sinh Sắc (Tức Nguyễn Sinh Huy (1862 – 1929)  – Thân sinh của cụ Nguyễn Sinh Cung (Tức Nguyễn Ái Quốc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Sinh năm1862 tại làng Sen, xã Chung Cự, Tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Nay là Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Học vị phó bảng.Cụ là con trai thứ của cao tổ Nguyễn Sinh NhậmHà Thị Hy. Cụ Nhậm là người làng Sen, cụ Hy là người làng Hoàng Trà, khác thôn nhưng cùng xã. Hai cụ sinh được 2 người con trai là Nguyễn Sinh Thuyết và Nguyễn Sinh Sắc. Hai cụ mất sớm. Cao tổ Nguyễn Sinh Nhậm là trưởng tộc từ đời thứ 10 của dòng Họ Nguyễn Sinh. Dòng Họ Nguyễn Sinh được hình thành cách đây hơn 400 năm tại Làng Sen, xã Chung Cự, Tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Nhờ có ý chí ham học, thông minh sáng suốt và sự giúp đỡ của cụ Hoàng Đường, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã học hành đỗ đạt từ lúc còn trẻ.
Năm 1883, cụ được cụ Hoàng Đường yêu quý gả con gái là Hoàng Thị Loan làm vợ, hai cụ sinh được 4 người con: Bà Nguyễn Thị Thanh – Tự Bạch Liên, ông Nguyễn Sinh Khiêm – tức Nguyễn Tất Đạt, ông Nguyễn Sinh Cung – tức Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Sinh Xin – tức Nguyễn Sinh Nhuận.Năm 1901, cụ đậu phó bảng với đồng khoa là Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh. Được triều đình mời cụ về làm quan nhưng cụ đều từ chối. Thoái thác mãi, đến năm 1905, cụ mới vào kinh đô Huế nhận chức Thừa Biện Bộ Lễ. Trong thời gian ở kinh thành Huế, cụ đã có chí hướng hoạt động cách mạng cùng với cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Do đó, năm 1909, triều đình Huế muốn cách ly cụ nên đã cử cụ về làm tri huyện Bình Khê. Tại đây, cụ ra sức bênh vực, giúp đỡ dân nghèo, trừng trị bọn cường hào áp bá vì vậy không được lòng quan chức đương triều và tầng lớp địa chủ, cường hào tại địa phương.Chúng vu khống cụ ngộ sát tên cường hào Tạ Quang Đức nên cụ bị giáng 4 chức và được triệu hồi về Kinh làm quan. Nhưng cụ đã từ quan để hoạt đồng cách mạng cùng với cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn An Ninh,… Thời gian này, Nguyễn Sinh Cung ( tức Nguyễn Tất Thành) đang theo học ở trường Quốc Học Huế đã có những hoạt động tổ chức biểu tình chống Pháp theo lời chỉ bảo của cụ. Vì vậy, cụ đã bị Thực Dân Pháp theo dõi, cụ tránh về làng Hòa An, Cao Lãnh ở ẩn, làm nghề bốc thuốc, giúp đỡ dần nghèo và bí mật hoạt động Cách Mạng. Cụ được nhân dân yêu quý, kính trọng. Trong thời gian đó, vì thương nhớ, kính yêu người vợ hiền đã quá cố là bà Hoàng Thị Loan nên cụ sống 1 mình tại nhà ông Năm Giáo mà không hề nghĩ tới việc tái hôn và có con cái. Nhân dân Hòa An, Cao Lãnh là những người chứng kiến tấm lòng chung thủy của Cụ.
Năm 1929, sức khỏe quá yếu, mặc dù được các thân sĩ trong vừng lo lắng chăm sóc tại nhà ông Năm Giáo nhưng cụ không qua khỏi và qua đời tại đây. Linh cữu cụ được quàn tại Chùa Hòa An, mộ cụ được đặt tại Miếu Trời Sanh, làng Hòa An. Sau đó ít lâu, con gái đầu là bà Nguyễn Thị Thanh đã vào viếng mộ cụ.
Trong thời gian Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ chiếm đóng, chúng đã cố tình phá hoại ngôi mộ của Cụ nhưng lãnh đạo và nhân dân địa phương đã tìm mọi cách bảo vệ cho đến năm 1975 khi đất nước giải phóng thống nhất. Ông Nguyễn Sinh Thọ, ông Nguyễn Sinh Trường và ông Nguyễn Sinh Tuấn – chắt nội tộc đời thứ 4 đã thay mặt dòng họ Nguyễn Sinh vào tham gia xây dựng mộ Cụ, thăm hỏi bà con đã có công chăm sóc cụ tại Hòa An, Cao Lãnh.
Ngày nay, nơi đây đã được nhà nước, lãnh đạo và nhân dân địa phương tôn tại uy nghi, trang trọng thành khu công viên rộng lớn hiện đại. Hàng năm, vào này giỗ cụ, chính quyền, lãnh đạo và nhân dân địa phương đều tổ chức nghi lễ trang trọng, linh đình, Họ Nguyễn Sinh đều cử người tham dự.

* Ghi chú:
- Các tài liệu minh chứng lịch sử trên đều có tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, Bảo tàng cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Cao Lãnh, Đồng Tháp.
- Tư liệu trên là chính sử để phản bác lại các bài viết có tính chất xuyên tạc sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của tổ tiên dòng họ Nguyễn Sinh.

   Tác giả:
Ông Nguyễn Sinh Tuấn (84 tuổi)
                                                           Cháu nội tộc đời thư 4 của cụ Nguyễn Sinh Sắc.

CỤ NGUYỄN SINH NHẬM – ÔNG NỘI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Cụ Nguyễn Sinh Nhậm (Tức Nguyễn Sinh Vượng, ông nội Chủ Tịch Hồ Chí Minh) sinh năm Đinh Hợi 1827, mất năm Canh Tỵ 1870. Là con ông Nguyễn Sinh Hựu, quê tại xóm Phụ Đầm, làng Sen, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Nay là làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Cụ thuộc đời thứ 10 của dòng họ Nguyễn Sinh, dòng họ Nguyễn Sinh được hình thành tại xã Chung Cự (Kim Liên) cách đây 400 năm. (Theo gia phả dòng Họ Nguyễn Sinh lập năm 1927, bản chữ Nôm còn lưu tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh Hà Nội).
Cụ xuất thân trong một gian đình trí thức Uyên Bác từ đời cụ thân sinh là cao tổ Nguyễn Sinh Hựu. Tuy làm nông với gia thế có nhiều ruộng đất tài sản của tổ tiên để lại nhưng cụ vẫn tích cực tham gia làm nông và chức sắc của địa phương (Lý trưởng). Là người dẫn đầu phong trào trồng cây, giữ gìn văn hóa phong tục gia phong địa phương trong việc giáo dục con cháu.
Cụ yêu quý dân lành, yêu thiên nhiên cây cảnh. Cụ thường khuyến khích dân làng trồng cây gây rừng, lấy gỗ để tự túc xây dựng nhà cửa, cụ đã truyền nghề trồng bông để tự túc may  mặc, vì thế nên quê nhà có nghề dệt vải. Cụ đã chăm lo giúp tiền của xây đình làng Sen, nay là 1 di tích của xã. Là tộc trưởng họ Nguyễn Sinh, cụ đã góp phần  lớn tiền của, công sức để xây dựng nhà thờ họ Nguyễn Sinh tại Làng Sen (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nay đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt). Cụ giáo dục dạy bảo con cháu bằng lời di huấn tại những di tích để lại. Cụ là người có tấm lòng nhân hậu, đẹp trai, cao lớn, khỏe mạnh, thông thạo nghề nông, luôn truyền nghề giúp đỡ mọi người. (Theo cuốn: “Tiểu sử Chủ Tịch Hồ Chí Minh” do Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Cuốn: “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” Xuất bản tháng 4 năm 2005, Cuốn: “Kể chuyện về gia thế chủ tịch Hồ Chí Minh”  - Tác giả: Chu Trọng Huyến - Quyết định XB số 34QĐ-NXBTH 21/04/2015 của NXB Thuận Hóa, theo di huấn của tổ tiên truyền lại cho chúng tôi đặc biệt là của mẹ tôi Nguyễn Thị Quy sinh năm (1895 – 1981) và của bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Sinh Khiêm – anh, chị ruột chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã ở cùng nhà và dạy bảo chúng tôi.
Vợ cả là bà Nguyễn Thị Hằng, là người con gái tài sắc vẹn toàn thuộc dòng họ Nguyễn Danh cùng quê. (Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Danh, hiện còn lưu tại nhà thờ họ Nguyễn Danh, làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Năm Đinh Mùi (1847), 2 cụ sinh được người con trai đầu lòng là Nguyễn Sinh Thuyết (Tức Nguyễn Sinh Trợ). Cụ bà mất sớm, thương con cụ nuôi con khôn lớn rồi mới kết hôn với bà Hà Thị Hy cũng là con nhà danh giá, người thôn Mậu Tài cùng xã (Có gia phả dòng họ Hà đang lưu tại nhà thờ họ Hà tại thôn Mậu Tài, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Năm Nhâm Tuất (1862), 2 cụ sinh được người con thứ 2 là Nguyễn Sinh Sắc (Tức Nguyễn Sinh Huy). Một năm sau, vì thương nhớ vợ nên cụ Nhậm cũng qua đời.
Ngôi nhà bằng gỗ cổ và 1000m2 đất vườn mà cụ để lại cho con cháu kế thừa là ông Nguyễn Sinh Thọ, bà Nguyễn Thị Hiền, ông Nguyễn Sinh Trường, ông Nguyễn Sinh Trung, ông Nguyễn Sinh Tuấn. Ngôi nhà gỗ cổ và khu vườn trên cụ để lại cho cháu chắt kế thừa. Năm 1980, các ông đã hiến tặng cho bảo tàng Hồ Chí Minh tại Kim Liên làm khu di tích, ngày nay nơi đây đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. (Có thư cảm ơn của Khu Di Tích Bảo Tàng Hồ Chí Minh tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An do Giám Đốc Nguyễn Bá Hòe kí ngày 08 tháng 07 năm 2011 và các biên bản bàn giao nhà đất hiến tặng).
Mộ cụ được an táng tại Cồn Mộng, làng Sen, xã Kim Liên. Ngày nay được cháu chắt chút chít xây dựng khang trang đẹp đẽ trong khu mộ của dòng họ Nguyễn Sinh. Hằng năm, cháu chắt chút chít nội tộc, đặc biệt có Chắt Nội Nguyễn Sinh Hùng – Ủy viên bộ Chính Trị, Chủ tịch Quốc Hội, là trưởng tộc chủ tế cùng bà con dòng họ và nhân dân trong làng đều tổ chức lễ giỗ cụ vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch, có lãnh đạo Trung Ương và địa phương tham dự. (Có hình ảnh kèm theo).

Nguyễn Sinh Tuấn (84 tuổi) – Chắt nội tộc đời thứ 5

Viết bài ngày 15 tháng 01 Ất Mùi năm (2015)