Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

CỤ NGUYỄN SINH NHẬM – ÔNG NỘI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Cụ Nguyễn Sinh Nhậm (Tức Nguyễn Sinh Vượng, ông nội Chủ Tịch Hồ Chí Minh) sinh năm Đinh Hợi 1827, mất năm Canh Tỵ 1870. Là con ông Nguyễn Sinh Hựu, quê tại xóm Phụ Đầm, làng Sen, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Nay là làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Cụ thuộc đời thứ 10 của dòng họ Nguyễn Sinh, dòng họ Nguyễn Sinh được hình thành tại xã Chung Cự (Kim Liên) cách đây 400 năm. (Theo gia phả dòng Họ Nguyễn Sinh lập năm 1927, bản chữ Nôm còn lưu tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh Hà Nội).
Cụ xuất thân trong một gian đình trí thức Uyên Bác từ đời cụ thân sinh là cao tổ Nguyễn Sinh Hựu. Tuy làm nông với gia thế có nhiều ruộng đất tài sản của tổ tiên để lại nhưng cụ vẫn tích cực tham gia làm nông và chức sắc của địa phương (Lý trưởng). Là người dẫn đầu phong trào trồng cây, giữ gìn văn hóa phong tục gia phong địa phương trong việc giáo dục con cháu.
Cụ yêu quý dân lành, yêu thiên nhiên cây cảnh. Cụ thường khuyến khích dân làng trồng cây gây rừng, lấy gỗ để tự túc xây dựng nhà cửa, cụ đã truyền nghề trồng bông để tự túc may  mặc, vì thế nên quê nhà có nghề dệt vải. Cụ đã chăm lo giúp tiền của xây đình làng Sen, nay là 1 di tích của xã. Là tộc trưởng họ Nguyễn Sinh, cụ đã góp phần  lớn tiền của, công sức để xây dựng nhà thờ họ Nguyễn Sinh tại Làng Sen (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nay đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt). Cụ giáo dục dạy bảo con cháu bằng lời di huấn tại những di tích để lại. Cụ là người có tấm lòng nhân hậu, đẹp trai, cao lớn, khỏe mạnh, thông thạo nghề nông, luôn truyền nghề giúp đỡ mọi người. (Theo cuốn: “Tiểu sử Chủ Tịch Hồ Chí Minh” do Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Cuốn: “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” Xuất bản tháng 4 năm 2005, Cuốn: “Kể chuyện về gia thế chủ tịch Hồ Chí Minh”  - Tác giả: Chu Trọng Huyến - Quyết định XB số 34QĐ-NXBTH 21/04/2015 của NXB Thuận Hóa, theo di huấn của tổ tiên truyền lại cho chúng tôi đặc biệt là của mẹ tôi Nguyễn Thị Quy sinh năm (1895 – 1981) và của bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Sinh Khiêm – anh, chị ruột chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã ở cùng nhà và dạy bảo chúng tôi.
Vợ cả là bà Nguyễn Thị Hằng, là người con gái tài sắc vẹn toàn thuộc dòng họ Nguyễn Danh cùng quê. (Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Danh, hiện còn lưu tại nhà thờ họ Nguyễn Danh, làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Năm Đinh Mùi (1847), 2 cụ sinh được người con trai đầu lòng là Nguyễn Sinh Thuyết (Tức Nguyễn Sinh Trợ). Cụ bà mất sớm, thương con cụ nuôi con khôn lớn rồi mới kết hôn với bà Hà Thị Hy cũng là con nhà danh giá, người thôn Mậu Tài cùng xã (Có gia phả dòng họ Hà đang lưu tại nhà thờ họ Hà tại thôn Mậu Tài, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Năm Nhâm Tuất (1862), 2 cụ sinh được người con thứ 2 là Nguyễn Sinh Sắc (Tức Nguyễn Sinh Huy). Một năm sau, vì thương nhớ vợ nên cụ Nhậm cũng qua đời.
Ngôi nhà bằng gỗ cổ và 1000m2 đất vườn mà cụ để lại cho con cháu kế thừa là ông Nguyễn Sinh Thọ, bà Nguyễn Thị Hiền, ông Nguyễn Sinh Trường, ông Nguyễn Sinh Trung, ông Nguyễn Sinh Tuấn. Ngôi nhà gỗ cổ và khu vườn trên cụ để lại cho cháu chắt kế thừa. Năm 1980, các ông đã hiến tặng cho bảo tàng Hồ Chí Minh tại Kim Liên làm khu di tích, ngày nay nơi đây đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. (Có thư cảm ơn của Khu Di Tích Bảo Tàng Hồ Chí Minh tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An do Giám Đốc Nguyễn Bá Hòe kí ngày 08 tháng 07 năm 2011 và các biên bản bàn giao nhà đất hiến tặng).
Mộ cụ được an táng tại Cồn Mộng, làng Sen, xã Kim Liên. Ngày nay được cháu chắt chút chít xây dựng khang trang đẹp đẽ trong khu mộ của dòng họ Nguyễn Sinh. Hằng năm, cháu chắt chút chít nội tộc, đặc biệt có Chắt Nội Nguyễn Sinh Hùng – Ủy viên bộ Chính Trị, Chủ tịch Quốc Hội, là trưởng tộc chủ tế cùng bà con dòng họ và nhân dân trong làng đều tổ chức lễ giỗ cụ vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch, có lãnh đạo Trung Ương và địa phương tham dự. (Có hình ảnh kèm theo).

Nguyễn Sinh Tuấn (84 tuổi) – Chắt nội tộc đời thứ 5

Viết bài ngày 15 tháng 01 Ất Mùi năm (2015)

4 nhận xét:

  1. Bài này viết mà chưa có nghiên cứu về năm mất của cụ Nhậm,nói ông Sắc sn 1862 mà trong di ảnh và bài viết cũng nói cụ Nhậm mất năm 1870 như vậy thìluc đó ông Sắc phải 8 tuổi mới đúng chứ.mà bài viết lại nói sau khi sinh ông Sắc đc 1 năm thì cụ Nhậm mất, ba năm sau thì bà Hy cũng qua đời(chỗ này tôi thấy không phù hợp)đề nghị cho đính chính lại...

    Trả lờiXóa
  2. Đúng như bạn nhận xét. Tôi cũng thấy như vậy.

    Trả lờiXóa